Phụ lục:
1. Giới thiệu sơ lược về Cưa
2. Về Hacksaw Blades, Cưa một mặt
Các thiết kế của Hacksaw Blades
Phân biệt các loại Hacksaw Blades thông dụng trên thị trường
Giới thiệu sơ lược về Cưa:
Cưa là một loại công cụ có từ thời cổ xưa, nhưng nhờ sự phát triển của Thép, và chính kỹ thuật tôi cứng đã giúp Cưa tối ưu hoá lợi ích của nó. Lưỡi cưa, cũng như các công cụ cắt gọt khác, loại bỏ Kim loại thông qua quá trình chuyển đổi thành phôi chíp nhỏ bằng các đầu răng mài nhọn.
Tuy Cưa thiếu độ chính xác so với các loại công cụ cắt gọt khác (như mũi Phay), nhưng Cưa có thể cắt đứt vật liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng với những đầu răng mài nhọn của nó. Cưa thường được ứng dụng dùng để cắt các khối nguyên liệu thô sơ (raw stock) thành khối nguyên liệu bán thành phẩm (semi-finished workpiece) với kích thước và hình dạng tương ứng yêu cầu.
Cưa có thể loại bỏ khối lượng lớn các phần vật liệu không cần thiết để tiến tới quá trình gia công thành phẩm dễ dàng hơn. Sau quá trình Cưa, khối vật liệu chính sẽ được gia công theo bản vẽ qua quá trình Tiện và Phay.
Trên thị trường có rất nhiều loại Cưa và Máy Cưa khác nhau. Lựa chọn Công cụ Cưa sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như Giá vốn đầu tư (giá thành sản phẩm/initial cost), tính tiện nghi (portability), độ chính xác (accuracy) và độ bền của máy (tool life). Mỗi thiết kế sẽ có ưu điểm khác nhau.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các loại Cưa thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay nhé:
Hacksaw Blades, hay còn gọi là Cưa một mặt:
1. Các thiết kế Cưa thông dụng trên thị trường:
Lưỡi cưa tay, hay còn gọi là Hacksaw, chuyên dùng để cắt những khối nguyên liệu chưa qua quá trình tôi cứng (pre-hardened materials). Lưỡi cưa tay thường được sử dụng để cắt những phần nguyên liệu không cần thiết và tạo hình sơ khai để tiến tới quá trình gia công trên Máy.
Tuy nhiên, nhược điểm của Lưỡi cưa tay là cần nhiều lực cắt của Thợ gia công và cắt khá chậm trên những khối nguyên liệu dày. Hình vẽ minh hoạ:
Cưa Thợ Bạc, hay còn gọi là Jewelry's Saw, là một phiên bản nhỏ của Lưỡi cưa tay truyền thống (Hacksaw Blade), chuyên dùng để cắt các khối nguyên liệu có hình dạng phức tạp, đa phần là các tấm Kim loại mỏng. Lưỡi cưa Thợ Bạc thường dài khoảng 5- hoặc 6- inches và có tầm 22 thiết kế số răng khác nhau trên thị trường.
Loại lưỡi cưa tay truyền thống (Hacksaw Blade) được thiết kế chỉ để cắt trên một hướng duy nhất (lên và xuống), nhưng Lưỡi cưa Thợ Bạc, với thiết kế răng xoắn dạng dây cắt có thể cắt trên mọi hướng. Tham khảo hình dưới bên dưới:
Cưa Máy, hay còn gọi là Power Hacksaw, có thể cắt được tất cả các loại vật liệu chưa qua quá trình tôi cứng bao gồm thanh tròn, thanh dẹp, thép xây dựng (structural shape), thanh ống (tubing). Cưa Máy không phải dụng cụ cắt mang lại tính chính xác cao, Cưa Máy chủ yếu dùng để cắt những khối nguyên liệu thô sơ, cắt định hình. So với các loại máy Cưa vòng, Cưa Máy mang lại sự tiết kiệm và tiện nghi hơn cho Người sử dụng trong các quá trình gia công nhỏ lẻ. Hình ảnh tham khảo:
2. Phân biệt Cưa một mặt dựa trên Vật liệu cấu tạo của Cưa:
Đối với thị trường Việt Nam, Lưỡi cưa tay có 2 độ dài thông dụng là 250mm (10 inches) và 300mm (12 inches), bản 13mm và có độ dày 0.65mm. Độ dài lưỡi cưa được đo bằng khoảng cách của 2 lỗ lắp cưa (như hình vẽ). Ngoài ra, lưỡi cưa có số răng khác nhau nhằm đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng của Người dùng, phụ thuộc vào hình dạng cần cắt, độ dày/cao, độ đặc của phôi,...
Khi lựa chọn lưỡi cưa, đặc biệt chú ý đến số Răng của lưỡi. Như đã đề cập ở trên, lựa chọn số răng của Lưỡi phụ thuộc vào các yếu tố như Vật liệu gia công, hình dạng, kích thước Vật cần cưa.
Khi gia công Vật liệu có độ cứng cao (Thép, Gang), chọn lưỡi cưa có số răng 16-18 răng trên chiều dài 250mm.
Khi cắt các tấm mỏng, chọn lưỡi 24-32 răng.
Khi gia công các vật liệu Kim loại dạng thanh, chọn lưỡi 22-24 răng.
Để dễ ghi nhớ, hãy chú ý đến quy tắc: Chi tiết cần cắt càng dày, răng càng thưa (lớn và ít răng trên cùng chiều dài cưa) và ngược lại, vật liệu càng mỏng, răng càng dày (nhỏ và nhiều răng trên cùng chiều dài cưa).
Chi phí của lưỡi cưa tăng dần phụ thuộc vào chất liệu tạo nên cưa, bao gồm các chất liệu như:
Thép Carbon: Là loại cưa phổ thông, giá mềm và sử dụng phù hợp cho các vật liệu như thép mềm, đồng, thau, nhôm.
Thép gió Molybdenum HSS: Là loại thép được tôi cứng từ phần răng cho đến đỉnh nhọn phía sau Cưa. Thích hợp sử dụng cho các loại Thép cứng, tuy nhiên, vật liệu này giòn và rất dễ gãy khi xoay đường cưa.
Thép lưỡng kim (Bi-metal): Là loại thép cải tiến về tuổi thọ cũng như độ bền của Cưa. Loại Cưa này có phần răng trước được tôi cứng kết hợp với phần thép phía sau mềm và dẻo dai hơn, giúp giảm nguy cơ bị gãy cưa Cưa khi xoay đường cưa. Cưa Bi-metal có tuổi thọ thường cao hơn 20% ~ 30% so với Cưa thép Carbon và là loại Cưa mang tính hiệu quả kinh tế nhất khi tính trên từng lưỡi cắt.
Để được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm thông tin về các loại Cưa tay, mời mọi người liên hệ Hiệp Thành Tools qua thông tin như sau nhé:
Email: sale-02@hiepthanhtools.com
Zalo: 090.880.1743 (Ms.Linh)
SĐT: (028) 3 9520 133
*Bản quyền bài viết thuộc về Hiệp Thành Tools. Mọi mong muốn chia sẻ và sao chép nội dung xin hãy liên hệ Hiệp Thành Tools để trao đổi thêm. Xin chân thành cám ơn.
*Mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo: Về Lưỡi cưa vòng.
Comments