top of page

Về Máy Khoan / Drill Press (Drilling-Phần 1)

Phụ lục:

  1. Giới thiệu về Quá trình khoan

  2. Giới thiệu sơ lược về Máy khoan

  3. Các chức năng chính của Máy khoan

1. Sơ lược về Quá trình Khoan (Drilling)

Khoan (Driling) là thông dụng nhất trong tất cả các quá trình gia công bằng Máy, và loại công cụ được sử dụng thường xuyên nhất của quá trình Khoan chính là Mũi khoan Ruột Gà (Twist Drills). Mũi khoan Ruột Gà loại bỏ Kim loại từ Lỗ gia công và biến chúng thành phôi một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả kinh tế. Gần 75% quá trình loại bỏ Kim loại bằng phương pháp Khoan.

Khoan lỗ cũng chính là bước khởi đầu cho các quá trình gia công tinh sau đó như Doa (Reaming), Khoét vuông miệng lỗ (Counterboring), Khoét cạnh V miệng lỗ (Countersinking), và Tạo ren (Tapping).

Tham khảo hình ảnh:












Mũi khoan có rất nhiều thiết kế khác nhau. Có loại tối ưu hoá tốc độ khoan, kiểm soát dung sai, và tạo độ nhẵn mịn thành lỗ khi khoan, bên cạnh đó, cũng có những loại Khoan tập trung khoan lỗ sâu, hoặc khoan những vật liệu rất cứng.


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một vài thông tin cơ bản về Quá trình Khoan và các Thiết kế của Mũi khoan dưới đây nhé.


2. Các yếu tố chính xác định Năng suất của Máy khoan Cơ:

Khoảng cách từ trục tới tâm gia công (Maximum throat depth): Thông số này sẽ cho ta biết khoảng cách bao xa Máy khoan có thể gia công lỗ từ cạnh của Vật liệu gia công. Khoảng cách này cũng là bán kính lớn nhất của vòng tròn có tâm Máy khoan có thể khoan được.













1. Đường kính Lỗ tối đa (Maximum Hole Diameter): Đường kính lỗ lớn nhất có thể khoan được trên Thép và Gang phụ thuộc vào Tốc độ và Momen xoắn của động cơ của Máy khoan cho phép.


2. Hành trình trục khoan (Spindle travel): Là hành trình khoan sâu nhất một cách dễ dàng mà không cần phải thay đổi vị trí của Vật liệu gia công.


3. Khoảng cách từ Bầu kẹp tới Bàn gia công (Maximum Vertical Clearance):



4. Tốc độ RPM (Range of Spindle Speed)


5. Động lực của Motor (Motor Horsepower)


3. Các chức năng chính của Máy khoan Cơ

1. Khoan lỗ (Drilling)

Là quá trình tạo lỗ bằng cách khoan loại bỏ khối Kim loại. Đồng thời, đây cũng là phương pháp gia công Kim loại được ứng dụng nhiều nhất trên Máy khoan bàn (Drill Press), và đa phần được thực hiện bởi Mũi khoan Ruột Gà.


2. Doa (Reaming):

Là quá trình loại bỏ một lớp mỏng Kim loại (hay còn là Enlarge - làm rộng lỗ) nhằm nâng cao độ chính xác của Lỗ đến một đường kính nhất định và làm mịn thành Lỗ. Doa còn có thể được ứng dụng trên Máy Phay và Máy Tiện. Tham khảo Mũi Doa tại đây.


3. Tiện lỗ (Boring):

Là quá trình khoét rộng lỗ đã được khoan thô trước đó bằng Dao tiện một lưỡi (Single-point lathe tool). Tiện lỗ có thể được chạy trên Máy khoan bàn, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trên Máy Tiện hoặc Máy Phay.

Tiện Lỗ hỗ trợ khả năng kiểm soát dung sai và đường kính của Lỗ, nâng cao tính vuông góc (Perpendicularity) và độ mịn của Lỗ hơn so với Mũi khoan Ruột Gà.


Hình ảnh: Khoan Lỗ - Tiện Lỗ - Doa Lỗ


4. Khoan tâm (Center Drilling):

Là quá trình sử dụng loại mũi khoan ngắn và cứng chắc để tạo một lỗ mồi hình nón làm bước đệm cho quá trình Khoan và Tiện. Sử dụng Mũi khoan tâm nhằm đảm bảo Mũi khoan được đặt chính xác từ trục chính hơn so với khi đặt trực tiếp mũi khoan trên bề mặt phẳng hoặc sử dụng mũi đục (Center punch mark). Mũi khoan Ruột Gà dễ cong và rung lắc khi bắt đầu khoan, vì vậy không thể đảm bảo Mũi khoan sẽ khoan ngay theo trục chính.


5. Khoét miệng lỗ cạnh vuông (Counterboring):

Là quá trình khoét rộng, cạnh đáy vuông ở phần trên của lỗ đã được khoan trước đó, nhằm tạo ra khoảng trống và vị trí cho con Ốc (Bolt) hoặc Vít vặn đầu (Cap screw head) được đặt dưới bề mặt vật liệu gia công (như hình).













Trục dẫn hướng tích hợp (Integral pilot) ở đoạn đầu của Mũi khoét Counterbore nhằm đảm bảo quá trình khoét rộng lỗ sẽ đồng tâm với lỗ đã được khoan trước đó.


Ngoài ra, Counterbore còn được thực hiện bởi Kỹ thuật tiện như hình dưới:










6. Khoét cạnh V miệng lỗ (Countersinking):

Là kỹ thuật sử dụng mũi cắt hình nón dùng để vát cạnh hoặc mép (chamfer / bevel) trên một lỗ có sẵn, thường để Vít đầu dẹp (vít đầu bằng) đặt dưới bề mặt của vật liệu (như hình). Mũi khoét cạnh V còn dùng để làm sạch rìa / góc cạnh (deburr) của lỗ.


Loại mũi này có nhiều thiết kế khác nhau và làm từ chất liệu khác nhau, như thép gió HSS, hợp kim cứng Carbide, hoặc sử dụng mũi dao tiện (inserts) hợp kim Carbide với nhiều góc cắt khác nhau (như hình). Quá trình khoét cạnh V miệng lỗ có thể được thực hiện trên máy khoan bàn, máy tiện, máy phay và máy khoan cầm tay.

7. Lã miệng lỗ (Spotfacing):







Là quá trình phay mặt phẳng của lỗ đã có sẵn nhằm tạo ra một bề mặt phẳng cho ốc vít hoặc bulong. Mũi lã miệng lỗ thích hợp cho Khuôn đúc và vật liệu gia công có bề mặt nghiêng. Nếu không lã miệng lỗ trên bề mặt nghiêng một cách thích hợp sẽ tạo ra áp lực lớn trên con ốc hoặc bulong.
























Nếu khối gia công là bề mặt phẳng, có thể sử dụng mũi lã miệng lỗ (Spotfacing) hoặc mũi Counterbore. Nhưng nếu là trên bề mặt nghiêng, bởi vì lớp cắt không đồng đều (lớp trên nghiêng và phần dưới phẳng), khuyến khích nên sử dụng mũi dao phay (End mill) trên máy phay (Milling machine). Mũi Spotfacing khác với mũi Counterbore ở chỗ chúng có thể khoan lỗ to hơn và chịu được lực cắt lớn hơn, nhưng 2 loại mũi này đều có mục đích như nhau. Những mũi Spotfacing lớn có đầu tâm (center) tách biệt, tạo khả năng khoan được nhiều đường kính lỗ khác nhau trên cùng một mũi (như hình).













Khi khoan trên mặt phẳng nghiêng, cần dùng mũi Spotfacing trước nhằm tạo ra bề mặt phẳng cho mũi khoan dễ dàng bắt đầu và di chuyển theo đường thẳng xuống lỗ (như hình).














Các công dụng khác của quá trình Spotfacing:











Nguồn: Dijet









Mũi Spotfacing cho mặt sau (Back Spotfacing)


8. Flycutting














Flycutting là Kỹ thuật khoan tạo lỗ bằng cách mũi dao tiện sẽ chạy một vòng tròn ở rìa ngoài của tâm lỗ khoan và cắt đứt vật liệu. Đa phần vật liệu được loại bỏ sẽ là một khối hình tròn thay vì phôi chíp như những mũi khoan khác. Mũi Flycutting sử dụng mũi dao tiện 1 tâm như hình trên để cắt và chủ yếu được ứng dụng trên các tấm Kim loại mỏng (<2.0mm). Mũi này có thể cắt đường kính lỗ to hơn rất nhiều so với Mũi khoan xoắn thường (Twist drills) và ngoài ra, đường kính của mũi Flycutter có thể được điều chỉnh dễ dàng. Công dụng của Mũi Flycutting không chỉ có thể tạo lỗ, mà đa phần còn dùng để cắt mảnh tròn từ khối nguyên liệu.


8. Khoét lỗ (Hole sawing)


















Khoét lỗ là Kỹ thuật khoan lấy tâm với đầu cắt hình tròn. Đầu cắt của Mũi khoét thường sẽ có răng xung quanh với các lưỡi cắt ứng dụng trên vật liệu như Kim loại, Nhựa, Thạch cao và Gỗ. Mũi khoét dùng cho vật liệu Sứ (Ceramic), Đá hoa cương (Marble), Betong (Concrete), Đá (Stone) và Kiếng (Glass) có lưỡi răng làm bằng Carbide hoặc sạn Kim cương (Diamond grit).












Quá trình cắt của Mũi khoét.


- - - - - - - - - - - - - - - --


Để được tư vấn hoặc hỗ trợ thêm thông tin về các loại Máy khoan và Chức năng của Máy, mời mọi người liên hệ Hiệp Thành Tools qua thông tin như sau nhé:

  1. Email: sale-02@hiepthanhtools.com

  2. Zalo: 090.880.1743 (Ms.Linh)

  3. SĐT: (028) 3 9520 133

*Bản quyền bài viết thuộc về Hiệp Thành Tools. Mọi mong muốn chia sẻ và sao chép nội dung xin hãy liên hệ Hiệp Thành Tools để trao đổi thêm. Xin chân thành cám ơn.

*Mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo: Về Mũi khoan tâm / Khoan mồi (Drilling - phần 2).

1,509 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page